Kết quả tìm kiếm cho "lòng nhân ái"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 7432
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) vẫn lưu giữ được hồn của làng quê Bắc Bộ. Không chỉ nổi tiếng với di tích đình, chùa cổ kính mà nơi đây còn được biết đến là một cái nôi sản sinh ra những nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Trên bia đá ở đình làng vẫn còn ghi rõ lịch sử của nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục. Ông tổ nghề là Đào Đăng Khiêm, quan Nội giám dưới triều Hậu Lê, đã trực tiếp truyền dạy, phát triển phường rối nước ở đây.
Đặc thù huyện Phú Tân là địa bàn cù lao có nhiều kênh rạch tự nhiên, nhiều cây cầu ván nhỏ hẹp đến nay đã xuống cấp, trở ngại cho việc đi lại của người dân. Trong bối cảnh ngân sách đầu tư hàng năm còn hạn chế, địa phương đã vận động nhiều nguồn lực đóng góp. Nhờ đó, số lượng cầu nông thôn tăng lên theo thời gian, tạo niềm phấn khởi cho người dân và khởi sắc cơ sở hạ tầng.
Không phải bác sĩ, cũng không có phòng khám riêng, nhưng hơn 10 năm qua, ông Trương Minh Tỏa, tình nguyện hỗ trợ làm việc tại Trạm Y tế xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới) vẫn âm thầm giúp người dân địa phương giảm bớt cơn đau nhức xương khớp mà không lấy phí. Câu chuyện về “người thầy thuốc không công” không chỉ là tấm gương về lòng tốt, mà còn là minh chứng cho sự tử tế vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong công tác từ thiện - xã hội, đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội. Họ là những người đầy lòng nhân ái, có trách nhiệm và sự sẻ chia, lan tỏa tình yêu thương đến cộng đồng. Điển hình, ông Phan Hữu Hiếu, Tổ trưởng Tổ điều hành tài xế xe chuyển bệnh miễn phí của xã Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới).
Câu nói cửa miệng của nhiều người “vui thôi, đừng vui quá” được xem như lời khuyến cáo trong ngày cá tháng tư (1/4) để những trò đùa đừng trở nên quá trớn.
Mới 1,5 tháng trước, họ còn chưa biết gì về nhau, ai nấy bỡ ngỡ tiếp cận với môi trường quân đội. Nhưng tuổi trẻ đã kết nối họ lại, trở thành đồng đội thân thiết, thành gia đình mới của nhau.
Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, đồng thời là chủ trương lớn có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa. An Giang đang tập trung triển khai quyết liệt để chăm lo nhà ở cho Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Về thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới), chúng tôi đến thăm chị Nguyễn Thị Phượng (42 tuổi, tạm trú tại khóm An Phú), người đang phải vật lộn với căn bệnh ung thư thực quản quái ác và bà Huỳnh Thị Hạnh Mai (63 tuổi, khóm Thị 2) cuộc sống không có chồng con, một mình đối mặt với bệnh tật...
An Giang - nơi hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc. Con người An Giang, với bản tính hiền hòa, mến khách, hào sảng, nghĩa tình, phản ánh sự giao thoa văn hóa truyền thống lâu đời giữa nhiều dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
Tháng Thanh niên hàng năm là dịp để tuổi trẻ cả nước nói chung và thanh niên An Giang nói riêng phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến sức trẻ cho cộng đồng. Tháng Thanh niên năm 2025 diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần tô đẹp thêm hình ảnh thanh niên An Giang năng động, sáng tạo, giàu lòng nhân ái.
“An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của tất cả mọi người, nhưng với người nghèo là điều không đơn giản. Từ sự quan tâm của toàn xã hội, cùng nhiều nguồn lực đầu tư thiết thực, nhiều hộ nghèo đã hiện thực hóa được mong ước an cư, tạo tiền đề lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.